Đường nâu và đường đen có phải là một không?

time Thursday, 15/04/2021
user Đăng bởi Admin gabi2018

Đường là một loại gia vị quen thuộc trong việc chế biến các thực phẩm hằng ngày. Cho dù bạn đang nấu những món mặn hay món ngọt, bạn sẽ đều cần đến đường. Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều loại đường. Chắc hẳn bạn đã nghe đến đường nâu và đường đen, vậy có bao giờ nghĩ nó là cùng một loại? Nếu không thì chúng có nhiều điểm khác như thế nào? Nếu hứng thú bạn có thể cùng Gabi tìm hiểu sâu hơn về 2 loại đường này nhé!

The Difference Between Light and Dark Brown Sugar

1. Nguồn gốc, đặc điểm

Đường đen

Sugar - Dark Brown Sugar 2 pound bag – Art Is In Cakes, Bakery & Supply

Được làm từ cây mía đường tự nhiên, chưa qua tinh luyện nên có màu đen của mật mía. Là loại đường chưa được tinh luyện, nên có màu đậm hơn và giữ được vị ngọt tự nhiên, thanh đạm vốn có của cây mía đường hơn so với các loại đường khác. Đồng thời, kích thước của hạt đường đen to hơn so với đường trắng, nhưng cũng rất dễ tan trong nước.

Có màu đen, thậm chí là màu đỏ, hoặc màu vàng (nên cũng được biết đến với một số tên gọi khác như đường vàng hoặc đường đỏ).

Đường nâu

Hero Ingredient: Organic *extra* dark brown sugar – Scenic Made

Là loại đường succarose, được làm từ đường trắng bằng cách thêm mật mía hoặc rỉ đường nên có màu nâu đậm hoặc nhạt khác nhau (light/dark brown sugar) - sự khác biệt giữa đường nâu nhạt và nâu đậm chỉ đơn giản là lượng mật đường chứa mỗi loại, chính vì thế mà chúng thường hay bị nhầm lẫn với đường vàng (đường đen).

Loại đường này được đóng thành bánh và trở thành một trong những nguyên liệu tạo ra độ ngọt cho món ăn thêm phần hấp dẫn và còn được các chị em tận dụng trong việc làm đẹp.

Trên thị trường, đường nâu có thể được chia thành hai loại dựa vào công đoạn cuối của quá trình sản xuất ra đường:

- Loại đường nâu tự nhiên: ở giai đoạn cuối của quá trình luyện đường, đường nâu sẽ giữ được giữ lại một phần mật mía đường.

- Loại đường nâu thương mại: được sản xuất bằng cách dùng đường trắng và cho thêm mật mía vào giai đoạn của quá trình luyện đường để nhuộm màu. Thông thường, tỉ lệ mật đường chiếm khoảng 10% tổng trọng lượng đường nâu.

2. Thành phần dinh dưỡng

Đường đen

Nhiều giá trị dinh dưỡng, chất khoáng, muối, sắt, chất xơ, các vitamin nhóm B và năng lượng.

Cứ mỗi ki-lô-gam đường đen thường chứa đến 0,9g canxi và nhiều nguyên tố vi lượng khác cung cấp lượng lớn các vitamin như C, B1, B2 và B6.

Đường nâu

Thành phần dinh dưỡng trong đường nâu cũng có một số thành phần giống với đường trắng nhưng cơ bản chúng vẫn có điểm khác biệt, như:

- Có giá trị calo thấp, trong 100g đường chỉ có khoảng 373 calo.

- Các khoáng chất có trong đường được lấy từ mật đường như: canxi, magie, kali và sắt (1 muỗng canh mật đường có thể cung cấp 20% giá trị dinh dưỡng hàng ngày của mỗi người).

Ngoài ra một số hàm lượng khác cũng có mặt trong đường nâu như:

- Hàm lượng calo: 1 thìa chứa khoảng 17 calo, tức là trong khoảng 1% hàm lượng calo một người cần dùng để tiêu thụ hàng ngày.

- Chất béo: không có chất béo, tuy nhiên khi kết hợp với một số chất khác có chứa chất béo có thể làm món ăn không tốt cho sức khỏe.

– Carbohydrate: Trong 1 thìa có chứa khoảng 4g carbohydrate tương đương với 1% hàm lượng cơ thể cần mỗi ngày.

– Vitamin và các khoáng chất: về cơ bản thông thường không có vitamin và chỉ chứa một lượng nhỏ khoáng chất.

3. Công dụng

Đường đen

Cung cấp năng lượng.

Đào thải độc tố, tăng cường sức khỏe.

Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, ho, cảm lạnh, giữ ấm cơ thể.

Bồi bổ cơ thể, tốt cho gan, lá lách và dạ dày.

Giảm đau bụng hành kinh, kích thước việc sản xuất máu trong cơ thể và phục hồi sức khỏe.

Đường nâu

Sử dụng trong chế biến thực phẩm:

- Loại đường này có khả năng tạo màu tự nhiên, giúp tăng hương vị cho các món ăn nên thường được sử dụng để làm bánh ngọt, đồ uống, các món chè, món nướng, kho,…

- Khi làm bánh, nhất là bánh quy muốn bánh ngọt đậm, tăng độ ẩm cho bánh và cho màu bánh vàng óng đẹp mắt thì bạn nên bỏ bớt một lượng đường trắng và thay thế nó bằng đường nâu.

- Ướp thịt heo với nước mắm, nước tương, đường nâu, tiêu, dầu ăn, thêm ít hành tím và xả băm thì thịt sẽ mềm, ngon, vàng đẹp và thơm hơn. 

Giảm cân, ngừa bệnh béo phì: vì lượng calo thấp nên đường nâu thường được dùng để thay thế đường trắng trong chế biến các món ăn và thức uống góp phần giảm cân nặng, hạn chế béo phì. Với lượng mật mía cùng hợp chất axit glycolic dồi dào nên loại đường này còn có tác dụng chống lão hóa, trị mụn… mang đến cho chị em làn da mềm mịn, trắng sáng.

Giảm đau bụng kinh: thành phần kali trong đường nâu có tác dụng làm giảm các cơn đau cơ tử cung, hạn chế co thắt trong thời kì kinh nguyệt.

Hồi phục sức sau khi sinh: Với các khoáng chất giàu có như canxi, đường nâu cung cấp một lượng lớn năng lượng, giúp cơ thể lấy lại sức nhanh chóng, đánh tan mệt mỏi.

Tăng cường năng lượng tự nhiên, trị chứng cảm lạnh, ngăn ngừa hen suyễn, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng.

4. Các món ăn, đồ uống được làm từ đường nâu, đường đen

Đường đen

Thay vì sử dụng đường trắng, bạn có thể chọn đường đen để khuấy chung với trà sữa hoặc sữa tươi, giống như tên gọi của một số đồ uống rất được các bạn trẻ yêu thích trong thời gian qua như sữa tươi trân châu đường đen, trà sữa trân châu đường đen,...nhờ có đường đen mà vị sữa có độ ngọt và thơm hơn nhiều.

Cách Làm Trà Sữa Trân Châu Đường Đen Tại Nhà – DPCAAU

Thưởng thức kem mát lạnh vào những ngày thời tiết nóng sẽ càng hấp dẫn hơn nhiều với vị ngọt thanh đạm của đường đen cùng với các nguyên liệu khác.

Đường đen không chỉ mang lại vị ngọt mà còn giúp bánh tạo thêm màu và hương thơm đặc trưng. Vì thế, tùy vào sở thích mà bạn có thể làm món bánh trà sữa đường đen, hay bánh crepe trà sữa trân châu đường đen thơm ngon, mới lạ để thưởng thức cùng với người thân, bạn bè.

làm bánh từ đường đen

Ngoài ra, đường đen cũng được làm nhiều món tráng miệng hấp dẫn khác như tàu hủ Thái trân châu, bánh flan đường đen,….

Đường nâu

Cách Làm Sữa Tươi Trân Châu Đường Đen Ngon Đúng Điệu

Đường nâu tạo màu và vị ngọt thơm cho nhiều loại đồ uống như trà sữa trân châu đường nâu, sữa tươi đường nâu và một số loại chè khác như chè trôi nước đường nâu,...

Đường nâu giúp cho thịt heo trở nên thơm và mềm hơn, nên bạn có thể dùng loại đường này để ướp thịt cùng với nước mắm (hoặc nước tương), hành tím, tiêu cũng như một số gia vị, nguyên liệu đặc trưng khác để tạo nên món kho hấp dẫn. Ngoài ra, các món nướng như gà, dẻ sườn,… sử dụng đường nâu để tẩm ướp nhằm tạo màu sắc hấp dẫn và bắt mắt sau khi được làm chín.

món kho làm từ đường nâu

Tương tự như các loại đường khác, đường nâu cũng được sử dụng trong nhiều công thức làm bánh, như bánh bò, bánh rán và nhất là bánh quy ngọt. Đường nâu có công dụng tăng thêm màu vàng óng đẹp mắt, vị ngọt và độ ẩm cho bánh.

Ngoài ra, đường nâu cũng được làm một số món tráng miệng khác như bánh flan trân châu đường nâu, đào ngâm đường nâu, tàu hủ trân châu đường nâu,….

5. Tự làm đường đen, đường nâu tại nhà được không?

Đường đen

Khó làm tại nhà vì quy trình xử lý phức tạp, nhiều công đoạn.

>>>Các bạn có thể đặt mua Siro đường đen tại Gabi nha!

Đường nâu

Bạn có thể dễ dàng làm tại nhà với một số bước đơn giản, mà còn có thể điều chỉnh được hương vị và màu sắc như ý muốn:

Homemade Brown Sugar - My Diaspora Kitchen

- Chuẩn bị nguyên liệu: mật mía (hoặc nước rỉ đường) và đường cát.

- Trộn 2 nguyên liệu trên theo tỉ lệ 1:16, nghĩa là 1 muỗng canh mật mía kết hợp với 16 muỗng canh đường (tương đương 1 chén đường).

- Sau đó, cho hỗn hợp này máy xay sinh tố (hoặc máy đánh trứng), rồi nhấn nút đảo để cho các nguyên liệu trộn đều với nhau.

- Tiếp đó, bạn cho hỗn hợp đường vào lò vi sóng để sấy trong khoảng 30 phút, để nguội trước khi cho vào hũ thủy tinh và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

>>>Các bạn có thể đặt mua đường nâu tại Gabi nha!

 

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: