-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Phân biệt Hồng Trà, Lục trà và Trà đen
Saturday,
06/06/2020
Đăng bởi Admin gabi2018
Hiện nay nhiều loại đồ uống được kết hợp từ trà cùng nhiều loại nguyên liệu khác nhau luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Khi được pha chế từ các loại trà khác nhau điển hình như trà đen, trà xanh thì sẽ cho thành phẩm khác nhau về hương vị và màu sắc.
Trong thực tế còn rất nhiều nhầm lẫn, thắc mắc về tên gọi cũng như cách sử dụng của những loại trà này. Cùng Gabi đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này nhé!
1. Phân biệt hồng trà và trà đen
Hồng trà/trà đen dần trở nên quen thuộc và trở thành thức uống được yêu thích, có thể dùng pha trà nóng thưởng thức, pha chế những loại trà lạnh ngon và dùng làm bánh. Nhiều khi bạn thấy có người gọi hồng trà là trà đen và ngược lại? Vậy 2 tên gọi này là đều cùng chỉ chung một loại trà?
Hồng trà là gì?
Hồng trà (còn được gọi là trà đỏ “red tea”) hay trà đen có có nguồn gốc từ Trung Quốc từ những năm 1980: Lá trà được oxy hóa hoàn toàn nên nước trà thường có màu nâu cam rất đẹp, trà có vị đậm đà nhưng lại không đắng chát, mang vị ngọt nơi đầu lưỡi và thấm dần nơi cổ họng sau từng ngụm trà.
Hồng trà và trà đen có gì khác nhau?
Ở thế kỷ XVIII, trà được trồng chủ yếu phía Nam vùng Vân Nam, Phúc Kiến, Trung Quốc. Lúc này các loại trà được chế biến theo phương thức oxy-hóa hoàn toàn lá trà hơi già, vị trà đậm, chát nhẹ được gọi chung là trà đen.
Trà lúc này chế biến theo cách thức “quý tộc”, dùng lá trà non, chất lượng và oxy-hóa chỉ 80-95% để giữ hương vị ngọt thanh tao trong búp trà non, và hồng trà cũng ra đời từ đây.
Ở phương Tây, người Anh là một trong những quốc gia có lượng tiêu thụ trà nhiều nhất. Người Anh đã công nghiệp hoá trà theo cách mà họ mong muốn với hai phương pháp Orthodox và CTC. Nền công nghiệp trà đã cho phép họ không cần phải chọn những lá trà non, đẹp mà phải là lá trà già; để khi ra thành phẩm, sự đậm đặc của trà không bị mất khi hoà quyện cùng những chất ngọt khác. Có nghĩa là ở phương Tây, dù là trà đen hay hồng trà, họ đều đồng nhất bằng “Black tea"- loại này là loại trà đen được họ sử dụng để nấu cùng đường và sữa theo phong cách yêu thích của mình.
>>>Mua Hồng trà King Black Tea Premium
Nhiều người cho rằng hồng trà là đại diện cho một loại trà ngon, tinh tế và đẳng cấp còn trà đen lại là một thức uống dân giã, dễ tìm kiếm và thường được pha chế đơn giản dùng mỗi ngày. Có thể thấy bản chất hương vị, cách sản xuất cũng như nguồn gốc thì hồng trà có sự khác biệt so với trà đen:
Hồng trà:
- Được oxy hoá từ 80-95%.
- Còn nguyên lá (thường có màu nâu đen), cánh hồng trà thường xốp, sợi to và thô chứ không được chắc và trau chuốt như những loại trà khác.
- Mùi vị: hương thơm hoa quả chín, vị thanh, hậu ngọt hơn trà đen.
- Màu nước là màu đỏ cam cho tới nâu đỏ.
Trà đen:
- Oxi-hoá hoàn toàn 100%.
- Có thể là nguyên lá hoặc nhuyễn.
- Lá có màu nâu đỏ đậm.
- Mùi vị: có hương thơm đậm của hoa quả chín, thỉnh thoảng có vị khói, vị đậm và một số loại có chút đắng chát.
Công dụng tuyệt vời của hồng trà:
- Trong hồng trà chứa nhiều chất quý như thein, tannin, catechin, EGCG..giúp ngăn ngừa lão hóa, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tốt cho tim mạch.
- Hợp chất polysaccharide trong trà giúp ức chế glucose, chống các gốc tự do trong cơ thể, hạn chế sự hình thành của tế bào gây bệnh nan y.
- Giảm đường huyết, giữ đường huyết ở mức tối ưu của cơ thể.
- Giảm bớt sự xuất hiện của chứng đục thủy tinh thể và các tai biến nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.
- Phương pháp giảm cân từ thói quen uống trà rất được ưa chuộng. Uống hồng trà giúp bạn dễ tiêu hóa tốt, do chứa nhiều Axit amin.
- Chứa nhiều vitamin A, C,.. giúp kháng khuẩn, làm tăng độ sáng của da, ngăn chặn các bệnh về ung thư da.
- Tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh do hợp chất tổng hợp Polyphenol có trong hồng trà.
2. Trà xanh là gì? Phân biệt trà xanh và trà đen
Trà xanh là gì?
Lục trà hay trà xanh được sơ chế để trà có hương vị gần giống với lá trà tươi nhất.
Trà xanh (lục trà) hay còn gọi là "green tea" là loại trà không trải qua quá trình oxy hóa như trà đen hay hồng trà. Khi pha nước lá trà cho màu xanh lục tươi sáng đẹp mắt, nước trà cũng có màu xanh hoặc xanh vàng, vị tươi hơi chát.
Có rất nhiều loại trà xanh khác nhau, chúng được trồng và sản xuất trên khắp thế giới. Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Sri Lanka, Đài Loan, Bangladesh, New Zealand, Hawaii và thậm chí Nam Carolina là các nước sản xuất trà xanh nhiều nhất thế giới.
Tuy nhiên, trà xanh được coi là có nguồn gốc từ Trung Quốc và được nhắc đến tận ngày nay. Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc được coi là nguồn gốc ban đầu của giống cây họ trà Camellia sinensis.
Quy trình chế biến lục trà: Làm héo → Hấp / Xao trà trên chảo → Vò trà → Sấy khô lần 1 (110 ° C / 70 ° C) → Cuộn trà tạo hình → Sấy lần cuối (120 ° C / 80 ° C).
Nước pha trà xanh (lục trà) cho màu xanh lục tươi sáng, đẹp mắt
Tiêu biểu nhất của trà xanh Việt Nam chính là trà Thái Nguyên. Nhắc đến Thái Nguyên là nghĩ ngay đến trà, được mệnh danh là “đệ nhất danh trà” Thái Nguyên có rất nhiều loại trà xanh khác nhau, nhưng nổi tiếng là trà Tân Cương Thái Nguyên.
Phân biệt trà xanh và trà đen:
- Đặc điểm bên ngoài:
+ Trà đen: là trà đen thường có màu nâu hoặc đen sẫm, lá dài nhọn và dẹp còn.
+ Trà xanh: là dài nhọn, lá dẹp, vo xoắn, vo viên như hình thuốc súng.
- Màu sắc, hương vị:
+ Trà đen: nước trà pha ra có màu đỏ nâu, thơm nồng. Các loại trà đen có hương vị mạnh nhất, một số loại rất đắng và có vị chất đậm.
+ Trà xanh: nước lá trà cho màu xanh lục tươi sáng đẹp mắt, nước trà cũng có màu xanh hoặc xanh vàng. Thường có vị hơi chát nhưng sau đó là ngọt và đậm đà.
- Nồng độ oxy hóa: Nếu như trà đen có mức độ oxy hóa cao nhất thì trà xanh không áp dụng quá trình oxy hóa.
- Nồng độ caffein: trà xanh có ít hơn trà đen.
+ Hàm lượng caffein của trà xanh thường từ 24-40 mg ở mỗi ly trong khi trà đen có khoảng 14-61mg.
+ Ngoài caffeine, trong trà xanh còn có lượng nhỏ theobromine và theophyllin giúp thư giãn cơ, Acid amin L-Theanine có tác dụng tạo cảm giác thư giãn cho hệ thần kinh trung ương.
Trà xanh được trồng nhiều và sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Một số loại trà xanh được ướp thêm hương, hoa được nhiều người yêu thích như trà hoa cúc, trà lài, trà sen, trà sâm dứa,…
Lục trà lài là loại trà xanh được ướp thêm hương hoa rất phổ biến nhài cho hương vị trà thêm đa dạng
Công dụng: mặc dù hai loại trà này có những đặc điểm, thành phần, cách sử dụng tương đối khác nhau nhưng tựu chung chúng không chỉ mang lại những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe: Cải thiện răng miệng, phòng chống ung thư, giúp giảm béo, chống lão hóa, giúp ngăn ngừa loãng xương, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ đột quỵ, giãn nở huyết quản, lợi tim, lợi tiểu,...
3. Cách pha hồng trà, lục trà đúng cách
Để có một ấm trà thơm ngon, thì chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ những thành phần quan trọng như nước sạch, bộ dụng cụ pha trà như ấm, chén…
Cần tráng qua trà để khai mở trà cũng như làm để trà được sạch hơn. Đồng thời chén uống trà cũng cần phải được tráng qua nước nóng, như thế khi rót trà vào vị trà mới dậy mùi thơm được trọn vẹn.
Có câu "Trà là một văn hóa, pha trà là một nghệ thuật"
Cách pha hồng trà (trà đen):
- Lượng Trà : mỗi ấm trà chỉ nên pha từ 2 – 5 gram hồng trà, hoặc lựa chọn theo dung tích ấm trà hoặc số lượng người uống để pha hãm cho phù hợp.
- Nhiệt độ nước: hồng trà cần nhiệt độ cao khoảng 95 – 100 độ C để chất trà chiết xuất được tốt nhất.
- Thời gian ủ: hồng trà được ủ khoảng 15 phút khi pha chế, 1 – 2 phút khi uống trà thưởng thức.
Cách pha lục trà (trà xanh):
- Lượng trà: theo tỉ lệ pha: 1:30 (10gr trà cho 300ml nước).
- Nhiệt độ nước: lục trà pha ở nhiệt độ từ 75 – 80 độ C, nhiệt độ cao sẽ làm trà có vị chát mạnh hoặc đắng.
- Thời gian ủ: lục trà được ủ khoảng 10 phút khi pha chế và 40 – 50 giây khi uống trà thưởng thức.
Lưu ý: Tuyệt đối không nên nấu trà xanh vì cách này không kiểm soát được nhiệt đó nước, dễ làm trà có vị chát mạnh, đắng.
>>>Mua ngay Hồng trà Tân Nam Bắc 300g
>>>Mua ngay Lục trà lài túi lọc Tân Nam Bắc 300g